Dịch vụ Thành lập chi nhánh

Thành lập chi nhánh cho phép doanh nghiệp thực hiện hoạt động buôn bán trong phạm vi do chính doanh nghiệp ủy quyền (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) và có thể hoạch toán kế toán độc lập với doanh nghiệp. Dịch vụ thành lập chi nhánh tại kế toán Quảng Ngãi, bạn sẽ được hỗ trợ thủ tục thành lập chi nhánh vừa đơn giản về hồ sơ chuẩn bị, vừa nhanh chóng để nhận giấy phép thành lập chi nhánh dễ dàng nhất có thể.

Dưới đây là những thông tin bạn cần biết về dịch vụ thành lập chi nhánh công ty:

THÀNH LẬP CHI NHÁNH CÔNG TY

Nghĩa vụ thành lập chi nhánh công ty là yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp phát sinh hoạt động kinh doanh theo tổ chức đơn vị trực thuộc dạng chi nhánh.

Điều kiện thành lập chi nhánh công ty

  • Điều kiện về thông tin doanh nghiệp đăng ký mở chi nhánh
  • Phải là đơn vị đã có mã số doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đã áp mã ngành theo hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Thẩm quyền quyết định thành lập chi nhánh

  • Doanh nghiệp phải thông qua quyết định thành lập chi nhánh, quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh đúng quy định tại Luật doanh nghiệp 2020.

Ngành nghề được đăng ký trong hoạt động chi nhánh

  • Chi nhánh chỉ được đăng ký các ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ đã cập nhật theo hệ thống mã ngành kinh tế năm 2020 ban hành kèm theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg.

Điều kiện đặt địa chỉ trụ sở của chi nhánh:

  • Địa chỉ chi nhánh không được đặt tại chung cư, nhà tập thể. Nếu ở tòa nhà cao tầng thì phải xuất trình được việc hình thành hợp pháp.

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY

  • Chi nhánh là đơn vị trực thuộc công ty, có chức năng thực hiện một phần chức năng kinh doanh của công ty bao gồm cả đại diện theo ủy quyền. Do đó thành lập chi nhánh công ty luôn hữu ích hơn đăng ký địa điểm kinh doanh.
  • Chi nhánh công ty được cấp mã số thuế phụ dạng 13 số. Chi nhánh được đăng ký con dấu riêng, tài khoản ngân hàng và phát hành hóa đơn điện tử.
  • Công ty được quyền lựa chọn thành lập chi nhánh hoạch toán phụ thuộc hoặc thành lập chi nhánh hoạch toán độc lập để tiện cho hoạt động quản lý doanh nghiệp của mình.
  • Công ty được thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh với số lượng không hạn chế.

THỦ TỤC THÀNH LẬP CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẨN – CÔNG TY TNHH

Hồ sơ xin thành lập chi nhánh công ty

  1. Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh công ty (Mẫu theo thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).
  2. Quyết định của công ty về việc thành lập chi nhánh.
  3. Bản sao giấy tờ của Giám đốc chi nhánh và hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm (Nếu có).

Quy trình thành lập chi nhánh công ty cổ phần và thành lập chi nhánh công ty TNHH là như nhau, đều bao gồm các bước sau:

  1. Thông qua quyết định thành lập chi nhánh và bổ nhiệm Giám đốc chi nhánh.
  2. Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh tại Phòng ĐKKD tỉnh nơi đặt trụ sở chi nhánh.
  3. Đóng lệ phí đăng ký kinh doanh.
  4. Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh từ Phòng ĐKKD.
  5. Khắc dấu tròn chi nhánh.
  6. Mở tài khoản ngân hàng cho chi nhánh.
  7. Đăng ký chữ ký số điện tử, hóa đơn điện tử cho chi nhánh

Quy trình thành lập chi nhánh công ty mất khoảng 15 ngày trong đó thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh từ Phòng ĐKKD khoảng 7 ngày trong thực tế.

THƯƠNG NHÂN VIỆT NAM THÀNH LẬP CHI NHÁNH

Trước khi tiến hành thành lập chi nhánh, doanh nghiệp cần phải thành lập doanh nghiệp tại Quảng Ngãi trước đó để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thủ tục thành lập chi nhanh sẽ được thực hiện thông qua Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp muốn đặt chi nhánh. Doanh nghiệp có thể lựa chọn thực hiện thủ tục trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh hoặc online qua website của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

THƯƠNG NHÂN VIỆT NAM THÀNH LẬP CHI NHÁNH

HỒ SƠ THÀNH LẬP CHI NHÁNH

  1. Thông báo thành lập chi nhánh (do người đại diện theo pháp luật kí).
  2. Quyết định bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh (của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần, của các thành viên công ty hợp doanh).
  3. Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh (doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên không cần có loại biên bản này).
  4. Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.
  5. Giấy tờ cá nhân chứng thực của người đứng đầu chi nhánh:
    • Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
    • Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu.
    • Đối với một số ngành nghề do pháp luật quy định, bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh (hoặc của cá nhân khác thuộc chi nhánh) sẽ được yêu cầu.
    • Giấy tờ ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục (do pháp luật quy định người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành thủ tục này).

THỦ TỤC THỰC HIỆN

Đăng ký trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh.

  • Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên.
  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố nơi muốn thành lập chi nhánh.

Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh đưa ra kết quả thủ tục:

  • Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ chưa hợp lệ.
  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nếu hồ sơ hợp lệ.

Lưu ý:

Khi đặt trụ sở chi nhánh ở tỉnh/thành phố khác nơi đặt trụ sở chính, cần nghiên cứu những quy định pháp luật có liên quan về ngành, nghề được phép kinh doanh tại nơi đặt trụ sở chi nhánh do không phải tất cả các ngành nghề doanh nghiệp đăng ký đều cho phép thực hiện.

THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI THÀNH LẬP CHI NHÁNH

Thủ tục được thực hiện thông qua Sở Công Thương tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp muốn đặt chi nhánh.

THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI THÀNH LẬP CHI NHÁNH

ĐIỆU KIỀN THÀNH LẬP CHI NHÁNH

  • Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận.
  • Thương nhân nước ngoài hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký.
  • Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh phải thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ Chi nhánh thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài được phép kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

HỒ SƠ CHUẨN BỊ

  1. Đơn đề nghị cấp phép thành lập chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương (do đại có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký).
  2. Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương.
  3. Văn bản bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.
  4. Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất.
  5. Bản sao điều lệ hoạt động của chi nhánh.
  6. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Chi nhánh.
  7. Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh (hợp đồng thuê trụ sở, thỏa thuận khác về thuê, cho khai thác địa điểm…).

TRÌNH TỰ THỦ TỤC

Thương nhân nước ngoài chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp cho Sở Công Thương tỉnh/thành phố nơi dự định đặt trụ sở. Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ và xử lý.

  • Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Sở Công Thương ra thông báo sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ.
  • Sau 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương cấp Giấy phép hoặc không cấp Giấy phép và phải nêu rõ nguyên nhân.

Lưu ý:

  • Đối với các chi nhánh doanh nghiệp nằm trong khu kinh tế, khu công nghiệp thì do hồ sơ sẽ được nhận và xử lý bởi Ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp đó.
  • Sau khi được cấp phép, chi nhánh cần phải thực hiện việc thông báo hoạt động, chính thức đi vào hoạt động như thông tin đã cung cấp cho Sở Công Thương.
  • Các quy định trên không áp dụng đối với chi nhánh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam.
  • Thành lập chi nhánh công ty là thủ tục đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc để triển khai toàn bộ hoặc một phần chức năng kinh doanh của công ty bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Thủ tục thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh thực hiện tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chi nhánh.

Ketoantaiquangngai.com cung cấp cho bạn dịch vụ thành lập chi nhánh công ty với chi phí hợp lý, đảm bảo chất lượng công việc, Hồ sơ soạn chuẩn nhanh chính xác, Triển khai công việc đảm bảo thời gian cam kết, Tư vấn hỗ trợ sau thành lập tận tình. Thủ tục thành lập chi nhánh được thực hiện nhanh gọn, không yêu cầu ký giấy tờ nhiều lần với quy trình triển khai chuyên nghiệp, nếu bạn có nhu cầu sử dụng hoặc cần tư vấn thêm về dịch vụ thành lập chi nhánh của ketoantaiquangngai.com hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ ngay nhé.

MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ GIẢI ĐÁP VỀ THÀNH LẬP CHI NHÁNH CÔNG TY

Việc mở chi nhánh ở nhiều địa điểm sẽ tăng độ nhận diện, thu hút khách hàng hiệu quả hơn dẫn đến tăng doanh thu, lợi nhuận, uy tín và độ nhận cũng ngày một tăng cao. Việc mở nhiều chi nhánh sẽ giúp doanh nghiệp phân tán rủi ro về tài chính và có thể nhận được sự hỗ trợ từ những chi nhánh khác.

Chi nhánh là một bộ phận của công ty dù là độc lập hay phụ thuộc và hoạt động dựa trên sự ủy quyền, vốn do công ty chủ quản cung cấp vì vậy khi thành lập chi nhánh không cần vốn điều lệ.

Giống nhau: hồ sơ thủ tục khi đăng ký kinh doanh trên sở kế hoạch đầu tư và nộp lệ phí môn bài tại nơi (tỉnh) thành lập chi nhánh

Khác nhau: về thủ tục liên quan đến thuế và sử dụng con dấu. Chi nhánh hạch toán độc lập sử dụng con dấu riêng và kê khai thuế, quyết toán thuế, lập báo cáo tài chính riêng cho chi nhánh. Còn chi nhánh hạch toán phụ thuộc không có con dấu và thủ tục thuế do công ty chính kê khai

Về cơ bản thì văn phòng đại diện và chi nhánh công ty đều có khả năng thực hiện các hoạt động như: ký kết hợp đồng, thực hiện hoạt động sản xuất, tuyển dụng nhân viên. Hơn nữa dù thành lập văn phòng đại diện hay thành lập chi nhánh công ty thì cũng đều phải chịu các loại thuế mà pháp luật quy định. Do vậy việc Nên thành lập văn phòng đại diện hay chi nhánh sẽ phụ thuộc vào mục đích của từng chủ doanh nghiệp cũng như tùy vào tình hình của từng doanh nghiệp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *