Thành lập Công ty Nông nghiệp là một quá trình cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp. Quy trình này đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực nông nghiệp cũng như về các quy định pháp lý liên quan. Bài viết dưới đây kế toán tại quảng ngãi sẽ điểm qua các bước cơ bản trong quá trình thành lập một công ty nông nghiệp, từ việc lên kế hoạch đến việc hoàn thành các thủ tục pháp lý.
Công ty Nông nghiệp là gì?
Công ty nông nghiệp là một loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Mục tiêu chính của công ty này là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông sản. Các mặt hàng nông nghiệp này có thể được cung cấp trong nước hoặc xuất khẩu sang nước ngoài.
Các ngành nghề kinh doanh của Công ty Nông nghiệp
Công ty nông nghiệp có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như trồng cây lúa, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, sản xuất thực phẩm chế biến từ nông sản, sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công nghệ nông nghiệp, và nghiên cứu phát triển các giải pháp mới trong ngành nông nghiệp. Các ngành nghề kinh doanh của Công ty Nông nghiệp là mã nghề cấp 4 và cấp 5 đối với lĩnh vực nhỏ hơn, được quy định tại quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Các cá nhân và tổ chức có thể đăng ký mã ngành phù hợp với định hướng kinh doanh theo bảng sau:
STT | Cấp 4 | Cấp 5 | Tên ngành |
1 | 0111 | 01110 | Trồng lúa |
2 | 0112 | 01120 | Trồng ngô và cây lương thực có hạt khác |
3 | 0113 | 01130 | Trồng cây lấy củ có chất bột |
4 | 0114 | 01140 | Trồng cây mía |
5 | 0115 | 01150 | Trồng cây thuốc lá, thuốc lào |
6 | 0116 | 01160 | Trồng cây lấy sợi |
7 | 0117 | 01170 | Trồng cây có chứa dầu |
8 | 0118 | Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa | |
9 | 01181 | Trồng rau các loại | |
10 | 01182 | Trồng đậu các loại | |
11 | 01183 | Trồng hoa hàng năm | |
12 | 0119 | Trồng cây hàng năm khác | |
13 | 01191 | Trồng cây gia vị hàng năm | |
14 | 01192 | Trồng cây dược liệu, hương liệu hàng năm | |
15 | 01193 | Trồng cây hàng năm khác còn lại | |
16 | 0121 | Trồng cây ăn quả | |
17 | 01211 | Trồng nho | |
18 | 01212 | Trồng cây ăn quả vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới | |
19 | 01213 | Trồng cam, quýt và các loại quả có múi khác | |
20 | 01214 | Trồng táo, mận và các loại quả có hạt như táo | |
21 | 01215 | Trồng nhãn, vải, chôm chôm | |
22 | 01219 | Trồng cây ăn quả khác | |
23 | 0122 | 01220 | Trồng cây lấy quả chứa dầu |
24 | 0123 | 01230 | Trồng cây điều |
25 | 0124 | 01240 | Trồng cây hồ tiêu |
26 | 0125 | 01250 | Trồng cây cao su |
27 | 0126 | 01260 | Trồng cây cà phê |
28 | 0127 | 01270 | Trồng cây chè |
29 | 0128 | Trồng cây gia vị, cây dược liệu, cây hương liệu lâu năm | |
30 | 01281 | Trồng cây gia vị lâu năm | |
31 | 01282 | Trồng cây dược liệu, hương liệu lâu năm | |
32 | 0129 | Trồng cây lâu năm khác | |
33 | 01291 | Trồng cây cảnh lâu năm | |
34 | 01299 | Trồng cây lâu năm khác còn lại | |
35 | 0131 | 01310 | Nhân và chăm sóc cây giống hàng năm |
36 | 0132 | 01320 | Nhân và chăm sóc cây giống lâu năm |
37 | 0161 | 01610 | Hoạt dộng dịch vụ trồng trọt |
38 | 0163 | 01630 | Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch |
39 | 0164 | 01640 | Xử lý hạt giống để nhân |
Điều kiện thành lập Công ty Nông nghiệp
Khi tiến hành đăng ký thành lập Công ty Nông nghiệp, chủ doanh nghiệp cần đáp ứng đủ các điều kiện thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh Nghiệp 2020 như sau:
Người đại diện pháp luật của Công ty Nông nghiệp
Khi tiến hành các thủ tục thành lập Công ty Nông nghiệp, người đại diện pháp luật phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Người đại diện pháp luật có thể là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài, đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Không thuộc các trường hợp bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo Khoản 2, Điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020.
- Người đại diện không nhất thiết phải là người góp vốn trong công ty.
Điều kiện đặt tên Công ty Nông nghiệp
Khi đặt tên Công ty Nông nghiệp, cá nhân hoặc tổ chức lưu ý đáp ứng đầy đủ và chính xác các điều kiện đặt tên doanh nghiệp theo quy định tại Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020. Để tránh trường hợp trùng tên hoặc không hợp lệ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn cần tra cứu tên công ty muốn đặt trước khi thành lập và kiểm tra xem có vi phạm điều luật đặt tên doanh nghiệp nào không.
Ngành nghề kinh doanh của Công ty Nông nghiệp
Căn cứ theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, lĩnh vực nông nghiệp bao gồm các mã ngành có điều kiện và mã ngành không có điều kiện.
- Nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nông sản các mã ngành không điều kiện thì sau khi được cấp giấy phép kinh doanh sẽ không cần xin giấy phép con mà có thể trực tiếp đi vào hoạt động.
- Nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nông sản các mã ngành có điều kiện, thì cần phải xin thêm các giấy phép con kèm hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. Một số sản phẩm nông nghiệp cần xin thêm giấy phép con là: xuất khẩu gạo, dịch vụ khảo nghiệm giống cây trồng, trồng cây thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá,…
Thủ tục thành lập Công ty Nông nghiệp
Đầu tiên cá nhân/tổ chức muốn thành lập Công ty Nông nghiệp cần lựa chọn loại hình công ty tùy vào mong muốn và điều kiện hoạt động của doanh nghiệp. Sau đó bạn sẽ tiến hành thực hiện thủ tục thành lập Công ty Nông nghiệp qua bốn bước dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ thành lập Công ty Nông nghiệp sẽ được căn cứ theo quy định tại Điều 21, 22, 23, 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu.
- Các dự thảo và điều lệ của Công ty Nông nghiệp.
- Danh sách các thành viên của doanh nghiệp (Nếu là Công ty Cổ phần, Công ty Hợp danh, Công ty TNHH hai thành viên trở lên)
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp lý.
- Bản sao công chứng các loại giấy tờ như: Giấy chứng nhận ĐKKD, Giấy tờ chứng thực cá nhân, Quyết định ủy quyền của Người đại diện theo ủy quyền đối với tổ chức.
- Nếu người đại diện pháp lý của doanh nghiệp là người nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được sự cấp phép của Lãnh sự quán.
- Giấy ủy quyền nếu người đại diện pháp lý muốn ủy quyền cho người khác thực hiện đăng ký thành lập Công ty Nông nghiệp.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp có thể cử người đại diện pháp lý hoặc ủy quyền thực hiện thủ tục nộp hồ sơ qua ba các sau:
- Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT tỉnh, thành phố đặt trụ sở Công ty Nông nghiệp.
- Nộp hồ sơ Online Tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Nộp hồ sơ qua đường bưu chính.
Bước 3: Chờ xét duyệt hồ sơ và nhận kết quả
Trong vòng 3 ngày sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ xem xét và thông báo kết quả đến doanh nghiệp.
- Nếu hồ sơ hợp lệ và được thông qua, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty.
- Nếu hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ phản hồi đến doanh nghiệp một văn bản có nêu rõ lý do từ chối hồ sơ. Khi đó doanh nghiệp bắt buộc phải sửa chữa hồ sơ và tiến hành nộp lại hồ sơ.
Bước 4: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Trong vòng 30 ngày kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Công ty Nông nghiệp phải công bố công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nội dung công bố sẽ bao gồm các thông tin như: tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ đã đăng ký, các thành viên công ty (nếu có),…
Lưu ý: Nếu doanh nghiệp công bố sai thông tin hoặc công bố chậm sẽ bị xử phạt hành chính từ 10-15 triệu đồng.
Lưu ý sau khi hoàn tất thủ tục thành lập Công ty Nông nghiệp
Sau khi hoàn thành tất cả các thủ tục thành lập Công ty Nông nghiệp, doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện một số điều sau:
- Treo bảng hiệu tại trụ sở chính của doanh nghiệp.
- Mở tài khoản ngân hàng riêng của doanh nghiệp và cung cấp số tài khoản đó cho Sở kế hoạch và đầu tư.
- Kê khai nộp các loại thuế phát sinh khi công ty bắt đầu hoạt động.
- Đăng ký chữ ký điện tử để thuận tiện trong việc nộp thuế online.
- In các hóa đơn như: Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn điện tử.
- Tiến hành đóng các loại bảo hiểm cho nhân viên công ty.
Dịch vụ hỗ trợ thành lập Công ty Nông nghiệp tại Kế toán Quảng Ngãi
Nếu bạn vẫn đang lúng túng trong quá trình chuẩn bị thì hãy sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại quảng ngãi. Tại đây chúng tôi sẽ thay bạn hoàn tất các giấy tờ, biểu mẫu liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp. Bạn chỉ cần cung cấp cho chúng tôi một số thông tin sau:
- Loại hình công ty, tên công ty dự kiến, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh.
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp lý.
- Vốn điều lệ của công ty.
Lưu ý:
- Tại ketoaantaiquangngai.com, bạn sẽ được hỗ trợ tư vấn miễn phí các thông tin có liên quan trong quá trình thành lập Công ty Doanh nghiệp.
- Miễn phí photo và công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu.
Tại ketoantaiquangngai.com cam đoan cung cấp dịch vụ thành lập Công ty Nông nghiệp trọn gói, uy tín và chỉn chu nhất. Nếu cá nhân/tổ chức muốn đăng ký kinh doanh nông nghiệp nhưng gặp khó khăn trong các thủ tục thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.
Các câu hỏi thường gặp khi thành lập Công ty Nông Nghiệp
Lựa chọn về loại hình kinh doanh của Công ty Nông nghiệp thường dựa vào nhiều yếu tố như: quy mô của doanh nghiệp, mục tiêu kinh doanh và cấu trúc vốn. Công ty TNHH (Công ty Trách nhiệm hữu hạn) thường là lựa chọn phổ biến và linh hoạt cho các doanh nghiệp nông nghiệp, bởi vì nó giới hạn trách nhiệm của các cổ đông và yêu cầu ít vốn ban đầu. Tuy nhiên trong một số trường hợp, một công ty hợp danh hoặc một doanh nghiệp tư nhân cũng có thể phù hợp. Đặc biệt nếu doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc muốn duy trì sự linh hoạt lớn trong quản lý và quyết định. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng loại hình kinh doanh được chọn phản ánh đúng mục tiêu kinh doanh cũng như đáp ứng đủ các yêu cầu pháp lý.
Thời gian hoàn thành thủ tục thành lập một công ty nông nghiệp có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố như loại hình kinh doanh, quy mô dự án và quy định pháp lý. Tuy nhiên quá trình này thường mất từ vài tuần đến vài tháng để hoàn thành toàn bộ. Bao gồm việc lập kế hoạch kinh doanh, thu thập và chuẩn bị các tài liệu cần thiết, đăng ký với cơ quan chính phủ hoặc cơ quan quản lý doanh nghiệp và hoàn thiện các thủ tục pháp lý như: đăng ký thuế, giấy phép kinh doanh, và các vấn đề liên quan đến lao động.
Để biết thông tin cụ thể và chi tiết hơn về thời gian hoàn thành thủ tục thành lập công ty nông nghiệp trong khu vực cụ thể, bạn nên tham khảo thông tin từ cơ quan quản lý doanh nghiệp và tư vấn pháp lý ketoaantaiquangngai.com.
Chi phí để thành lập một công ty nông nghiệp cũng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô của doanh nghiệp và loại hình kinh doanh. Có thể bao gồm: Chi phí đăng ký và giấy phép, Chi phí tư vấn pháp lý, Chi phí về văn phòng và hạ tầng, Chi phí về lao động và Các chi phí khác. Để có một ước lượng chính xác, bạn nên tham khảo các nguồn thông tin chính thức từ cơ quan quản lý doanh nghiệp và tư vấn pháp lý ketoantaiquangngai.com.