Hỗ trợ thủ tục thành lập Công ty xử lý rác thải mới nhất

Thành lập Công ty xử lý rác thải là một quá trình quan trọng và thiết yếu trong đời sống hiện nay. Vấn đề rác thải luôn là một thách thức nặng nề, việc thành lập một công ty chuyên nghiệp trong lĩnh vực này sẽ giúp ích rất nhiều đối với môi trường. Bài viết sau của dịch vụ kế toán Quảng Ngãi sẽ giúp bạn tìm hiểu về các điều kiện và quy trình thành lập Công ty xử lý rác thải một cách dễ hiểu nhất.

Công ty xử lý rác thải là gì?

Công ty xử lý rác thải là doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển, và xử lý các loại rác thải khác nhau. Bao gồm:

  • Rác thải sinh hoạt: Rác thải phát sinh từ các hộ gia đình, khu dân cư, trường học, bệnh viện,…
  • Rác thải công nghiệp: Rác thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,…
  • Rác thải nguy hại: Rác thải có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường, bao gồm rác thải y tế, rác thải hóa chất, rác thải điện tử,…

Các hoạt động chính của loại hình doanh nghiệp này là thu gom và vận chuyển rác thải đến các cơ sở xử lý rác thải. Họ sẽ tận dụng những rác thải có thể tái chế để giảm lượng chất thải phải xử lý và tái sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên. Quá trình xử lý rác thải cũng cần phải sử dụng các phương pháp như đốt cháy, nhấn chặc hay phân loại để giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Công ty xử lý rác thải hoạt động thu gom và xử lý rác thải
Công ty xử lý rác thải hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý và tái chế các loại rác thải

Công ty xử lý rác thải đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế. Do đó cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, chính quyền và người dân để nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý rác thải. Qua đó góp phần bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp cho người dân.

Ngành nghề kinh doanh của Công ty xử lý rác thải

Công ty xử lý rác thải cần phải đăng ký kinh doanh những ngành nghề bao gồm:

STT Mã ngành Ngành
1 3811 Thu gom rác thải không độc hại
2 3812 Thu gom rác thải độc hại

  • Thu gom rác thải y tế
  • Thu gom rác thải độc hại khác
3 3821 Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại
4 3822 Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại

  • Xử lý và tiêu hủy rác thải y tế
  • Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại khác
5 3830 Tái chế phế liệu

  • Tái chế phế liệu kim loại
  • Tái chế phế liệu phi kim loại
6 3900 Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác

Điều kiện thành lập Công ty xử lý rác thải

Trước khi thực hiện các thủ tục thành lập Công ty xử lý rác thải, bạn cần phải tham khảo và đảm bảo tuân thủ theo các điều kiện sau đây:

  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
  • Địa điểm của cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải nằm trong quy hoạch quản lý và xử lý chất thải đã được cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt (ngoại trừ cơ sở sản xuất có hoạt động đồng xử lý chất thải nguy hại).
  • Các hệ thống và thiết bị xử lý, bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển và phương tiện vận chuyển (nếu có) phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
  • Cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải có các công trình bảo vệ môi trường đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình quản lý.
  • Đội ngũ nhân sự phải đáp ứng các yêu cầu được nêu tại Khoản 5 Điều 9 của Nghị định 38/2015/NĐ-CP.
  • Phải có quy trình vận hành an toàn cho các phương tiện, hệ thống, thiết bị thu gom, vận chuyển (nếu có) và xử lý chất thải nguy hại.
  • Có phương án bảo vệ môi trường bao gồm kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
  • Có kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường khi chấm dứt hoạt động.
Xử lý các chất thải nguy hại
Xử lý các chất thải nguy hại phải có các công trình bảo vệ môi trường

Thủ tục thành lập Công ty xử lý rác thải

Thủ tục thành lập Công ty xử lý rác thải cần thực hiện theo quy trình các bước dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập Công ty xử lý rác thải theo quy định như sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu.
  • Điều lệ của công ty.
  • Danh sách cổ đông hoặc thành viên của công ty (đối với thành lập Công ty Cổ phần và Công ty TNHH hai thành viên trở lên)
  • Bản sao công chứng CMND/CCCD/Hộ chiếu đối với cá nhân.
  • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ tương đương đối với tổ chức.
  • Giấy ủy quyền người đại diện doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký (nếu có).
  • Bản sao báo cáo đánh giá tác động đối với môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
  • Văn bản trình bày nội dung cụ thể về kế hoạch, cách quảng lý và xử lý được cơ quan quản lý phê duyệt.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với việc thành lập Công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Trường hợp doanh nghiệp muốn đăng lý hoạt động xử lý rác thải nguy hại thì phải chuẩn bị bộ hồ sơ khác, đáp ứng đủ các điều kiện về: pháp lý, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, quản lý và các điều kiện khác.
  • Khi đáp ứng đủ các điều kiện trên, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấp phép bao gồm: đơn đăng ký, văn bản quy hoạch, bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy tờ cho trạm trung chuyển, mô tả theo quy định và kế hoạch vận hành thử nghiệm.
  • Các tài liệu liên quan khác nếu có.
Chuẩn bị hồ sơ thành lập Công ty xử lý rác thải
Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ thành lập Công ty xử lý rác thải theo quy định

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập Công ty xử lý rác thải

Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các hình thức sau để nộp hồ sơ thành lập Công ty xử lý rác thải:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính.
  • Nộp trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng lý doanh nghiệp.

Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Trong vòng 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo kết quả phê duyệt cho doanh nghiệp. Nếu hồ sơ được thông qua sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu hồ sơ không được thông qua sẽ được gửi trả lại đính kèm văn bản giải thích lý do.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp xử lý rác thải
Doanh nghiệp nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp xử lý rác thải sau 3 ngày làm việc

Bước 4: Công bố đăng ký doanh nghiệp

Sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải có trách nhiệm công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Bao gồm các thông tin như: tên công ty, mã số doanh nghiệp, địa chỉ, ngành nghề, vốn điều lệ, danh sách thành viên/cổ đông,… Nếu sau 30 ngày mà doanh nghiệp vẫn chưa công bố sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.

Bước 5: Thực hiện các công việc sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi hoàn tất các thủ tục trên, doanh nghiệp cần tiến hành thực hiện các công việc sau:

  • Khắc con dấu của doanh nghiệp và thông báo mẫu con dấu.
  • Treo biển tại trụ sở công ty.
  • Mở tài khoản ngân hàng cho công ty.
  • Tạo chữ ký số và thực hiện đóng các loại thuế.
  • Đóng các loại bảo hiểm cho công nhân viên.

Một số lưu ý khi thành lập Công ty xử lý rác thải

Để đảm bảo quá trình thành lập Công ty xử lý rác thỉa diễn ra thuận lợi, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thực hiện kê khai vốn điều lệ: Các ngành nghề liên quan đến xử lý rác thải không có quy định về vốn điều lệ. Nếu là một công ty nhỏ thì không cần kê khai quá cao, vì vốn điều lệ là yếu tố quyết định thuế môn bài bạn phải đóng mỗi năm.
  • Người đại diện pháp luật: Người đại diện pháp luật phải là người đủ điều kiện về tư các pháp nhân và tư cách làm đại diện. Người đại diện không nằm trong các trường hợp bị cấm thành lập công ty theo quy định của nhà nước.
  • Tên công ty bao gồm: Loại hình kinh doanh + tên riêng. Trong đó tên riêng không được dùng từ ngữ bị cấm, phù hợp với thuần phong mỹ tục và văn hóa Việt Nam,…
  • Loại hình đăng ký kinh doanh: Khi thành lập Công ty xử lý rác thải, doanh nghiệp cần lựa chọn loại hình công ty phù hợp. Nếu là một công ty có quy mô nhỏ thì nên chọn thành lập Công ty Tư nhân hoặc thành lập Công ty TNHH để đảm bảo an toàn. Nếu lớn hơn thì có thể lựa chọn thành lập Công ty Cổ phần hoặc Công ty liên danh, hợp danh.

Dịch vụ thành lập Công ty xử lý rác thải tại Kế toán Quảng Ngãi

Kế toán Quảng Ngãi cung cấp dịch vụ trọn gói thành lập Công ty xử lý rác thải uy tín và chuyên nghiệp, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức. Dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

  • Tư vấn miễn phí các thủ tục và giấy tờ cần thiết để thành lập  Công ty xử lý rác thải.
  •  Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập công ty giúp doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ xin Giấy phép kinh doanh.
  • Hỗ trợ tư vấn các thông tin sau khi thành lập công ty, bao gồm: hệ thống sổ sách kế toán, hỗ trợ kê khai thuế và báo cáo tài chính, các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Nếu bạn đang có ý định thành lập Công ty xử lý rác thải nhưng lại gặp nhiều vướn mắt về pháp lý, hãy để Kế toán tại Quảng Ngãi đồng hành cùng bạn. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách hàng dịch vụ chất lượng cao, uy tín và giá cả cạnh tranh.  Liên hệ ngay để được hỗ trợ tốt nhất!

Hotline: 0375.61.79.26 – 0934.84.69.26

Các câu hỏi thường gặp khi Thành lập Công ty xử lý rác thải

Chất thải nguy hại là những loại chất thải có chứa các yếu tố như sau:

  • Độc hại: Có khả năng gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người và các sinh vật khác.
  • Phóng xạ: Phóng ra tia bức xạ có thể gây hại cho sức khỏe con người và môi trường.
  • Lây nhiễm: Chứa vi sinh vật hoặc độc tố sinh học có thể gây bệnh cho con người và động vật.
  • Dễ cháy nổ: Có thể bốc cháy hoặc phát nổ trong điều kiện nào đó.
  • Gây ăn mòn: Có thể phá hủy các vật liệu khác.
  • Gây ngộ độc: Có thể gây ngộ độc cho con người hoặc động vật nếu tiếp xúc.

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ được cho phép:

  • Xả chất thải ra môi trường.
  • Quản lý chất thải.
  • Nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

Giấy phép môi trường kèm theo các yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Ngoài Giấy phép kinh doanh, khi thành lập Công ty xử lý rác thải cần thêm một số loại giấy phép sau:

  • Giấy phép môi trường (bắt buộc).
  • Giấy phép xử lý chất thải nguy hại (nếu có).
  • Giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại (nếu có).
  • Và nhiều loại giấy phép khác tùy vào loại rác thải, cách xử lý và quy mô hoạt động của công ty.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *